Nỗi sợ hãi cơ bản thứ ba: SỢ ĐAU ỐM
Nỗi sợ này có căn
nguyên về cả mặt thể chất lẫn mặt xã hội của nó. Nó liên hệ mật thiết với nỗi
sợ tuổi già và cái chết. Chúng ta sợ đau ốm bởi những hình ảnh khủng khiếp in
đậm trong trí óc chúng ta về những gì xảy ra khi thần chết đột ngột gõ cửa.
Chúng ta sợ còn vì những khoản chi phí khổng lồ từ các hóa đơn tiền thuốc.
Một thầy thuốc ước
tính rằng 75% số người đi khám chuyên khoa mắc chứng nghi bệnh, tức là họ chỉ
tưởng tượng ra rằng mình có bệnh chứ thực ra không làm sao cả. Điều này chứng
tỏ một cách thuyết phục rằng nỗi sợ bệnh tật, ngay cả khi không có mảy may một
triệu chứng nhỏ nào, cũng làm phát sinh những triệu chứng sợ hãi một cách rất
tự nhiên.
Tâm trí của con người
quả thật mạnh mẽ ghê gớm! Nó có thể vừa xây dựng là vừa hủy diệt.
Qua một loạt các thí
nghiệm được tiến hành vài năm trước đây, các nhân viên của tôi chứng minh được
rằng con người có thể bị bệnh thật vì những lời chẩn đoán giả tạo. Chúng tôi
cho ba người quen tiếp xúc với “các bệnh nhân mắc chứng nghi bệnh”. Họ được dặn
dò từ trước là hãy hỏi vài câu đại khái như. “Ông/Bà có bệnh gì à?”, hay
“Ông/Bà trông có vẻ ốm nặng đấy”. Người hỏi đầu tiên thường chỉ khiến người kia
cười và trả lời một cách vô tư “Ồ, không có gì, tôi không sao cả!” Người thứ
hai đặt câu hỏi thường nhận được câu trả lời là, “Tôi cũng không biết nữa,
nhưng tôi cảm thấy không được khỏe cho lắm”. Còn người thứ ba khi chưa hỏi dứt
câu đã nhận được sự thừa nhận lập tức rằng họ thực sự thấy không khỏe trong
người.
Có những chứng cứ hùng
hồn chứng minh rằng bệnh tật đôi khi bắt nguồn từ những suy nghĩ tiêu cực.
Những suy nghĩ đó “thẩm thấu” dần vào tâm trí bạn qua ý kiến của người khác
hoặc do bản thân tự tạo ra.
Các bác sĩ thường
chuyển bệnh nhân của họ vào những môi trường mới, bởi vì sự thay đổi “thái độ
tinh thần” là cần thiết.
Mầm mống của nỗi sợ
hãi bệnh tật luôn tồn tại trong tâm trí mỗi chúng ta. Lo lắng, sợ hãi, mất tinh
thần và thất vọng có thể là nguyên nhân làm cho những hạt giống đó nảy mầm và
phát triển.
Các dấu hiệu của nỗi
sợ bị đau ốm
Các triệu chứng của
nỗi sợ hãi phổ biến này bao gồm:
Tự kỷ ám thị: Có thói quen sử dụng phép tự kỷ ám thị một cách tiêu cực bằng
bằng tìm kiếm và chờ đợi triệu chứng của đủ các loại bệnh. Thích tưởng tượng ra
rằng mình mắc phải những căn bệnh và luon nói về nó như thể mình đang bệnh
thật. Có thói quen thử những trò quái đản hay lý thuyết kỳ cục mà người khác
gợi ý là có tác dụng chữa bệnh. Hay tán chuyện với người khác về các cuộc giải
phẩu, các vụ tai nạn hay các loại bệnh tật khác. Thích thực hành ăn kiêng, tập
thể dục, tự làm giảm cân mà không hề tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
Thích tự chưa trị tại nhà, dùng các loại thuốc độc quyền, và đôi khi cả những
loại thuốc “lang băm”.
Chứng nghi bệnh (thuật ngữ chuyên môn chỉ chứng tưởng tượng ra rằng mình có
bệnh). Thói quen hay nói về bệnh tật và luôn dồn hết tâm trí vào bệnh tật đến
nỗi luôn trong trạng thái như đang đón chờ bệnh đến. Không thuốc gì có thể chữa
được bệnh này. Nó phát sinh từ lối suy nghĩ tiêu cực và chỉ có những ý nghĩ
tích cực mới có thể chữa lành. Người ta cho rằng chứng nghi bệnh gây tổn hại
cho sức khỏe như một căn bệnh nan y thực sự.
Thể dục: Sợ
đau ốm thường gây trở ngại cho việc tập thể dục đúng cách và hậu quả nghiêm
trọng là tăng cân.
Tính nhạy cảm: Sợ đau ốm làm con người giảm sức đề kháng đối với bệnh tật và
tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tật xâm nhập cơ thể dễ dàng hơn. Nỗi sợ bệnh
tật liên hệ mật thiết với nỗi sợ nghèo đói, đặc biệt trong trường hợp những
người mắc chứng nghi bệnh. Họ luôn lo lắng về các hóa đơn viện phí, tiền thuốc
men phải trả. Tuýp người này thường dành nhiều thời gian để chờ đón bệnh tật,
luôn nói về cái chết và dành dụm tiền bạc để lo chuyện hậu sự cho mình.
Tự nuông chiều bản thân: Có thói quen dùng căn bệnh tưởng của mình để tìm sự thương cảm
nơi người khác. Họ thường việc cớ đau ốm để biện minh cho sự lười biếng và
thiếu tham vọng của mình (Con người thường hay dùng “mẹo” này để trốn tránh
công việc).
Sống bê tha: Có thói quen mượn rượu và ma túy để làm giảm các cơn đau thay vì
tìm cách loại bỏ nguyên nhân gây ra nó.
Thói quen đọc các sách nói về bệnh tật và lo lắng thái quá về khả năng bị bệnh tật
đánh quỵ.