Sáu bóng ma sợ hãi

Bản thân mình đã có một khoảng thời gian khá dài để "ăn - chơi - ngủ" theo đúng nghĩa đen của nó. Và trong khoảng thời gian đó, mình đã được bạn tặng cuốn sách: THINK AND GROW RICH, và đây có lẽ là cuốn sách hay nhất mà mình từng biết, từng đọc.
Có một số điều trong cuốn sách đáng để viết lại, coi như tự răn nhủ mình, cũng như cho những bạn đọc được bài viết này!

Có bao nhiêu “bóng ma” đang chắn ngang con đường của bạn?

Để áp dụng thành công bất kì phần nào của triết lý làm già này, bạn phải có tinh thần sẵn lòng đón nhận nó. Việc này không khó. Nó bắt đầu từ sự nghiên cứu, phân tích và thấu hiểu ba đối thủ mà bạn cần phải hạ gục. Đó là: tính thiếu quyết đoán, ngờ vực và sợ hãi.

Giác quan thứ sáu sẽ không bao giờ hoạt động nếu trong ba thái độ tiêu cực trên tồn tại trong đầu bạn. Các thành viên của bộ tam này có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu một kẻ xuất hiện thì hai kẻ kia thế nào cũng quanh quẩn đâu đó.
Thiếu quyết đoán là mầm mống của sợ hãi! Hãy ghi nhớ điều đó.
Thiếu quyết đoán dẫn đến ngờ vực, và hai yêu tố này pha trộn với nhau tạo thành nỗi sợ hãi. Quá trình “pha trộn” thường diễn ra chậm và đó là lý do tại sao ba kẻ thù giấu mặt này tỏ ra rất nguy hiểm. Chúng sinh sôi nảy nở nhưng thường không dễ nhận ra sự hiện diện đó.
Sáu nỗi sợ hãi cơ bản
Có sáu nỗi sợ căn bản và vài kiểu kết hợp giữa chúng mà mỗi người chúng ta đã hoặc sẽ phải chịu đựng lúc này lúc khác trong đời. Hầu hết mọi người đều ma mắn nếu họ không phải đương đầu với cả sáu nỗi sợ hãi này cùng một lúc. Xếp theo thứ tự về tính phổ biến, chúng bao gồm:
  1. Nỗi sợ nghèo khó
  2. Nỗi sợ bị chỉ trích
  3. Nỗi sợ đau ốm
  4. Nỗi sợ bị mất tình yêuthương của người khác
  5. Nỗi sợ tuổi già
  6. Nỗi sợ chết

Ngoài ra còn có những nỗi sợ hãi khác, nhưng chúng thường chỉ là những biến thẻ của một trong các nỗi sợ cơ bản trên.

Lo sợ không gì khác hơn là một trạng thái tinh thần của con người. Và trạng thái tinh thần lại nằm trong tầm kiểm soát và định hướng của bạn.
Con người có thể không sáng tạo ra được gì cả nếu anh ta không nhận thức và được thúc đẩy bởi một luồng tư tưởng nào đó. Và phát biểu sau còn có ý nghĩa quan trọng hơn: Các luồn tư tưởng của con người có thể ngay tức khắc tự chuyển hóa thành các dạng vật chất tương đương bất kể những tư tưởng đó là chủ động hay bị động. Thậm chí những luồng tư tưởng được cóp nhặt một cách tình cờ (tư tưởng có thể do người khác truyền bá) cũng quyết định số phận tài chính, kinh doanh, nghề nghiệp hay xã hội của bạn giống hệt các luồng tư tưởng do chính bạn từ hình thành và phát triển.
Điều này giải thích tại sao một số người có vẻ như may mắn trong khi những người khác có năng lực ngang bằng thậm chí giỏi hơn, được đào tạo bài bản hơn, kinh nghiệm hơn, thong minh hơn thì dường như luôn đồng hành với vận rủi. Thực tế này có thể được lý giải bằng lời khẳng định mọi người đều có khả năng kiểm soát hoàn toàn tâm trí của mình, và bằng sự kiểm soát này ai cũng có thể mở rộng đầu óc để khám phá các luồng tư tưởng của những trí tuệ khác hoặc đóng chặt tâm hồn và chỉ thừa nhận tư tưởng của mình mà thôi.

Thiên nhiên đã ban cho con người quyền kiểm soát tuyệt đối chỉ một thứ mà thôi, đó là tư tưởng. Điều này, cộng thêm với một thực tế khác là mọi thứ do con người tạo ra đều bắt nguồn dưới hình thực một tư tưởng, sẽ dẫn dắt chúng ta đến rất gần với nguyên tắc làm chủ nỗi sợ hãi.

Nếu quan điểm cho rằng tất cả các tư tưởng đều có khuynh hướng tự ngụy trang dưới lớp áo của những trạng thái vật chất tương đương là sự thật (không còn nghi ngờ gì nữa, điều này luôn đúng), thì rõ rang các luồn tư tưởng về sợ hĩ và nghèo đói không thể được chuyển hóa thành lòng can đảm và của cải vật chất được.

- Napoleon Hill -

Bài đăng phổ biến